Măng tây là loại cây có giá trị dinh dưỡng rất cao, nên măng tây đang ngày càng được chuộng dùng.
Măng tây chứa nhiều vitamin, axit amin, các loại khoáng chất, sắt giúp bổ máu, canxi giúp chắc xương, kẽm, chất xơ, chất đạm.., đồng thời nó còn có giá trị trong phòng ngừa nhiều loại bệnh như ung thư, tim mạch, đường ruột...
Măng tây cũng có tác dụng chữa bệnh viêm bàng quang, ngừa sỏi thận, mật…có hợp chất chống oxy hóa, măng tím có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa hơn màu khác…
Ngăn ngừa lão hóa: Măng tây có chứa một chất chống oxy hóa gọi là glutathione, có tác dụng bảo vệ da trước tác hại gây ra từ ánh nắng mặt trời.
Ngăn ngừa loãng xương: Măng tây là nguồn dồi dào vitamin K, giúp cho quá trình đông máu nhanh hơn, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe của xương.
Giảm cân: Măng tây là một loại thực phẩm thấp calories nên măng tây rất hữu dụng trong “công cuộc”giảm cân
Tốt cho thai nhi: Do có chứa nhiều folate nên măng tây rất có lợi cho thai phụ, vì folate là loại vitamin cần thiết cần thiết cho việc hình thành ống thần kinh thai nhi, ngăn ngừa dị tật ở thai nhi.
Đẹp da: Măng tây chứa rất nhiều vitamin C và vitamin A. Đây là 2 chất kháng oxy hóa hàng đầu bảo vệ da vững vàng trước sự xâm lăng của những gốc tự do. Vitamin C còn giúp cho sự tổng hợp collagen. Collagen là một loại protein có tác dụng nâng đỡ da và ngăn ngừa sự lão hóa da.
Ngăn ngừa ung thư: Ung thư và các chứng bệnh có liên quan sẽ được giảm thiểu nếu bạn ăn nhiều măng tây. Chất glutathione – một chất chống oxy hóa có khả năng phòng ngừa và điều trị bệnh ung thư – có rất nhiều trong măng tây.
Vì là loại thực phẩm có giá trị kinh tế rất cao nên măng tây được rất nhiều người trồng tại nhà. Tuy nhiên muốn trồng măng tây cho hiệu quả cao cần hết sức kiên trì và nắm một số kỹ thuật từ chọn giống và cách gieo trồng, chăm sóc và với thời gian có thể thu hoạch lên tận 9 tháng. Nên đòi hỏi người trồng phải kiên trì.
Măng tây là loại cây ưa khí hậu mát, ưa sáng và cần cung cấp nhiều nước. Ở nhiệt độ 25 – 30 độ C là điều kiện thích hợp nhất để trồng loại cây này.
Thường thời gian gieo trồng măng tây là vào 2 vụ thu đông từ tháng 8 – tháng 3 và vụ xuân hè từ tháng 2 – tháng 6 dương lịch.
Chuẩn bị đất trồng măng tây
Măng tây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất khi được trồng với loại đất tơi xốp, nhiều mùn. Tuy nhiên, cũng có thể tận dụng loại đất thịt nhẹ có trộn thêm phân chuồng hữu cơ, rơm hoặc cỏ khô cắt nhỏ trộn đều trong đất để trồng măng tây.
Chọn và chuẩn bị hạt giống
Nên chọn mua hạt giống măng tây tại các cửa hàng, đại lý giống cây trồng uy tín, chất lượng để đảm bảo hiệu quả gieo trồng tốt nhất.
Hạt măng tây trước khi đem gieo cần ngâm ủ kỹ lưỡng, nên ngâm hạt trong nước ấm theo tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh trong khoảng 1 ngày và cách 4h các nên thay nước và chà hạt 1 lần.
Khi đã ngâm hạt đủ giờ các đem rửa lại hạt lần cuối dưới vòi nước sạch, để cho hạt ráo nước rồi đem ủ hạt trong khăn ấm khoảng 1 ngày.
Lưu ý: sau 01 ngày, lấy hạt ra rửa sạch rồi lại tiếp tục ủ. Đối với những hạt chưa nứt tiếp tục quy trình ủ như ban đầu cho đến khi hạt nứt mới thôi.
Gieo hạt
Tiến hành gieo hạt đã ủ vào những thùng xốp đã được chuẩn bị trước với độ sâu khoảng 1 – 2,5cm, sau đó tưới đẫm nước để cung cấp độ ẩm cần thiết cho cây nảy mầm nhanh chóng.
Nên đặt những chậu măng tây tại những nơi có nắng nhưng về buổi trưa nắng gắt thì cần có những biện pháp che chắn thích hợp cho cây.
Chăm sóc cây măng
Do trồng măng tây xanh trong thùng xốp nên cây sẽ nhanh khô và cần được tưới nước hàng ngày. Thử độ ẩm bằng cách áp ngón tay vào nền đất trong thùng xốp, nếu tay khô thì nên tưới nước cho măng tây của mình ngay.
Thùng xốp có lượng đất khá ít nên phải chú ý bón phân đều đặn cho cây. Chu kỳ cung cấp phân cho cây măng tây thường là từ 10 đến 15 ngày. Các loai phân thường dùng để bón cho măng tây là: phân chuồng hoai mục, phân lân, phân NPK.
Với phân chuồng có thể đắp trực tiếp vào gốc cây và phủ đất lại, còn đối với phân lân và phân NPK bạn có thể hòa nước ra để tưới, tưới khi chậu cây còn hơi ẩm để câp nạp được phân một cách nhanh chóng và đồng đều.
Thu hoạch măng tây
Cây măng tây được trồng, chăm sóc, bón phân đúng quy trình, kỹ thuật sẽ cho thu hoạch sau khoảng 9 tháng kể từ ngày trồng.
Khi quan sát các chồi măng đã nhô lên cao khỏi mặt đất tầm 20- 30cm thì tiến hành thu hoạch măng. Không nên để măng dài ngày sẽ làm giảm năng suất và chất lượng của măng./.
Tổng hợp đăng - Đoàn Thành Lừng