Kỹ thuật ủ chua cỏ voi làm thức ăn trong chăn nuôi
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 1062

Cỏ voi có hàm lượng dinh dưỡng cao, đây là loại thức ăn tốt nhất dành cho gia súc ăn cỏ, gia cầm và cá trắm cỏ…Tuy nhiên vào mùa cỏ (từ tháng 6 đến tháng 10), cỏ voi phát triển rất tốt và hay dẫn đến tình trạng sử dụng không hết. Do vậy ủ chua để dự trữ sử dụng quanh năm là một giải pháp thích hợp cho người chăn nuôi.

Cỏ voi là loại thức ăn gia súc ngon và phù hợp với sinh lý tiêu hoá đối với gia súc, gia cầm và là loại cỏ vừa có thể làm thức ăn tươi vừa làm thức ăn ủ chua, thức ăn hong khô và làm bột cỏ khô để nuôi bò thịt, bò sữa, dê, cá… mà vẫn đảm bảo vật nuôi phát triển bình thường, không cần cho vật nuôi ăn thêm thức ăn tinh.

Ảnh minh họa

Ngoài ra, chất bột đường khi lên men trong điều kiện yếm khí (không có không khí) thì tạo thành nhiều axít hữu cơ là thành phần bảo quản giúp nguyên liệu ủ không bị thối trong thời gian khá dài.

Điều kiện để ủ chua thành công là nguyên liệu ủ phải nhiều chất bột dường và phải được nén chặt để tạo yếm khí. cỏ voi có chứa chất bột đường được thu cắt về, băm ngắn, ủ kín thì sẽ lên met các chất chua vừa có tác dụng giữ cỏ voi không bị thối dinh dưỡng cho bò sữa. So với cây ngô bắp, cỏ Voi có ít ch hơn, nên phải thêm bột ngô hoặc cám gạo hoặc đường để quá trình ủ chua tốt hơn.

Quy trình ủ cỏ voi gồm các bước

Cỏ thu về tiến hành cắt khúc cỏ từ 3 đến 5cm, tỉ lệ nước trong thân cỏ khoảng 70 đến 80%, nếu như tỉ lệ nước trong cỏ cao quá sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng của cỏ trong quá trình ủ chua. Lưu ý cỏ dùng ủ chua không quá già. Chọn ngày nắng ráo để thu hoạch và cắt cây sát mặt đất.

Hàm lượng đường sử dụng khoảng 4kg, Ure khoảng  0,5kg và muối khoảng 1kg để ủ cho khoản 100kg cỏ. Trộn chung ba nguyên liệu này lại với nhau rồi trộn đều lên trong một cái chậu hay thay nhỏ thành một dung dịch hỗn hợp.

Phổ biến nhất hiện nay là ủ trong túi ni lông, tim mua các loại túi nilông ủ từ 30 - 50kg kg là vừa, tú ủ cần đàm bảo dày, giai và khó thủng. Lưu ý chọn nơi cao ráo, bằng phẳng và không vật nhọn sắc để đặt túi nilông cho ủ chua, tránh làm túi bị rách

Ảnh minh họa

Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu và túi ni lông, lót một lớp rơm rạ khô dầy khoản 25 cm vào đầy túi ni long, dằn thật chặt để làm lớp lót hút bớt nước trong quá trình ủ. Sau đó cho nguyên liệu đã trộn đều vào túi ủ chua khoảng 30 - 50kg là vừa.

Cứ xếp được 15 – 20 cm nén chặt một lần cho thoát hết không khí ra ngoài và đầy túi thì buộc chặt lại, tạo điều kiện yếm khí cho vi sinh vật hoạt động được tốt hơn trong quá trình ủ và trong quá trình ủ thì quá trình hô hấp của lá vẫn hoạt động làm căng túi, phải theo dõi thường xuyên để xả khí và tiếp tục buộc chặt túi ủ.

Sau khi ủ 15 - 20 ngày dùng làm thức ăn cho bò

Cỏ ủ từ 15 - 20 ngày là có thể sử dụng cho trâu, bò ăn, khối lượng ăn 15 - 20 kg/con/ngày và sau mỗi lần lấy thì đậy kín túi ủ. Thời hạn sử dụng có đực ủ tốt nhất là trong 2-3 tháng, cũng có thể kéo dài tới 4 tháng, nhưng tỷ lệ hỏng thối sẽ cao (từ 10 -15%).

Tổng hợp đăng - Đoàn Thành Lừng

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÌNH DƯƠNG
image banner
image banner