Cách bảo quản chuối sau thu hoạch
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 556

Để có thể giữ chuối sau thu hoạch được lâu, nhằm có thể vận chuyển đi xa hoặc trữ bán dần thì bảo quản chuối sau thu hoạch là vấn đề mà người trồng chuối và người buôn chuối hết sức quan tâm.

Để thực hiện bảo quản chuối sau thu hoạch đạt hiệu quả các công việc cần làm:

Trong quá trình thu hái, phải cẩn thận không để dập buồng, dập quả, không để quá dơ cho quả chuối và sau khi thu hái, chuối được để ráo nhựa khoảng một ngày mới tiến hành xử lý.

Độ chín của chuối có thể thu hái được là lúc độ già đạt 85 - 90%, lúc đó vỏ chuối còn xanh thẫm, quả đã lớn hết cỡ, đầy đặn, hầu như không còn gờ cạnh, thịt chuối có màu trắng ngà đến vàng ngà và độ chín thu hái của chuối thường đạt được sau 115 - 120 ngày phát triển kể từ khi trổ hoa.

Có thể tách chuối ra từng nải nguyên hay quả rời theo khối lượng quy định rồi đựng trong túi ni-lông có đục lỗ 2 - 4% diện tích và cho vào thùng các-tông hoặc sọt.

Anh minh hóa - chuối sau khi thu hoạch

Mỗi hộp hoặc sọt chỉ nên chứa khoảng 15 - 25 kg chuối, có thể bảo quản chuối nguyên cả buồng được bọc trong túi PE. Buồng chuối có thể xếp dựng đứng trên giá hoặc treo trên những chiếc móc trong kho.

Trường hợp phải chuyên chở đi xa, có thể bọc buồng chuối bằng rơm, rạ, hay lá chuối khô, giấy... vừa chống bốc hơi nước, vừa bảo vệ chuối khỏi va đập làm dập quả.

Trước khi đem bào quản cần thực hiện sát trùng bằng các phương pháp vật lý, hóa học trước khi bảo quản dài ngày, vì quả chuối bị bệnh nhanh chóng bị thối rữa và không thể kéo dài thời gian bảo quản.

Ảnh minh họa - Chuối sau khi xử lý

Trong quá trình vận chuyển và bảo quản, chuối có thể bị nhiễm bệnh do các loại vi trùng và nấm mốc như bệnh mốc khô làm cho chuối khô héo, sẫm màu, lan dần từ một điểm ra toàn quả, bệnh thối cuống và thịt quả... các quả chuối bị bệnh chẳng những chóng thối rữa mà cường độ hô hấp tăng rõ rệt so với quả lành, dẫn đến rút ngắn chu kỳ sinh lý của quả.

Chuối xanh thường được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 12-140C, độ ẩm 70-85%, trong thời gian bảo quản cần theo dõi nghiêm ngặt các thông số kỹ thuật như nhiệt độ, độ ẩm, thành phần khí CO2... không cho dao động quá mức cho phép (nhiệt độ không ngoài 0,5 độ C, độ ẩm không ngoài  2-3%, CO2 không trên 1%).

Phải bảo đảm thông gió nhằm một mặt giữ nồng độ CO2 không tăng, mặt khác thải bớt khí êtylen sinh ra từ quá trình bảo quản, để hạn chế tác dụng thúc đẩy sự chín. Đặc biệt chú ý không bảo quản chuối ở nhiệt độ thấp hơn 11 độ C, vì dưới nhiệt độ đó sẽ làm chuối không chín.

Chuối xanh xử lý bằng tia bức xạ với liều lượng khoảng từ 30 KRad đến 400 KRad và bảo quản ở nhiệt độ từ 10 - 19 độ C có thể làm chậm chín từ 10 - 57 ngày.

Ngoài ra, có thể bảo quản chuối bằng hóa chất, loại dùng nhiều hiện nay ở Việt Nam là Topxin-M. Chuối được nhúng vào dung dịch 0,1% Topxin-M rồi vớt ra để ráo, đựng bằng túi ni-lông, sau đó có thể bảo quản ở môi trường nhiệt độ thường hay nhiệt độ lạnh.

Nếu ở nhiệt độ thường thì bảo quản được 2 tuần, nhiệt độ lạnh thì được 8 tuần, ngoài Topxin -M còn có các loại hóa chất khác như: Benlat, Mertect, NF44, NF35...

Thu hoạch, xử lý và bảo quản đúng cách sẽ giúp kéo dài được thời gian trữ chuối, tạo thuận lời trong khâu vận chuyển và mua bán./.

Tổng hợp đăng - Đoàn Thành Lừng

Đánh giá - Nhận xét

2
1 Nhận xét
  • 0
  • 0
  • 0
  • 1
  • 0
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÌNH DƯƠNG
image banner
image banner