Lãnh đạo tỉnh thăm và làm việc BQL Rừng phòng hộ Dầu Tiếng
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 342

Ngày 12/8/2014 Ông Mai Thế Trung Bí thư tỉnh Ủy và Ông Trần Văn Nam Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương có buổi làm việc với Ban quản lý Rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng

Ngày 12/8/2014 Ông Mai Thế Trung Bí thư tỉnh Ủy và Ông Trần Văn Nam Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương có buổi làm việc với Ban quản lý Rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng, cùng đi với đoàn còn có Ban giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư, Giám đốc Sở Tài Chính, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Becamex IDC, Lãnh đạo Công ty Cao su Dầu Tiếng, lãnh đạo Huyện Dầu Tiếng và các ngành có liên quan cùng tham gia với đoàn.

Ban Quản lý rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng quản lý hơn 3.600 ha đất rừng phòng hộ và đất rừng. Trong đó, tập trung ở xã Định Thành và Định An. Hàng năm, Ban Quản lý rừng Phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về công tác quản lý bảo vệ rừng, xây dựng đường băng cản lửa, bảng quy ước, biển cấm, biển báo về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Trong mùa khô ngoài lực lượng Quản lý bảo vệ của đơn vị, Ban quản lý rừng còn hợp đồng với người dân địa phương cùng tham gia quản lý bảo vệ rừng trong mọi thời điểm.

Trong những năm qua Ban quản lý rừng phòng hộ luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân tỉnh và được sự hỗ trợ của các sở ngành có liên quan. Đặc biệt, là UBND các xã có rừng, đã tạo điều kiện hỗ trợ cho Ban Quản lý rừng thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp được giao. Toàn thể CBVC luôn nhận thức được vai trò, trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng. Do đó, trong những năm qua ban quản lý luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, quản lý tốt toàn bộ diện tích rừng hiện có, không còn tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng xảy ra trong rừng phòng hộ.

Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, đồi núi có độ dốc cao, hệ thống đường tuần tra chưa liên thông với nhau trong các khu vực (sườn đông, sườn tây Núi Cậu). Nên công tác tuần tra, kiểm tra còn gặp nhiều khó khăn. Nằm trong rừng phòng hộ còn có Chùa Thái Sơn hằng năm lượng khách hành hương và du lịch với số lượng lớn. Ngoài ra, trong rừng phòng hộ có 82 hộ dân địa phương hiện đang sống trong rừng phòng hộ với nhiều ngành nghề như làm rẫy, đáng bắt cá, làm thuê, buôn bán trong rừng phòng hộ, tập trung ở sườn Tây Núi Cậu, ven theo Hồ thủy lợi Dầu Tiếng.

Để thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp được giao. Ban quản lý rừng kiến nghị xin trang bị xe Ô tô bán tải để chở nước và công cụ chữa cháy vào rừng trong mùa khô; sửa chữa, nâng cấp một số tuyến đường trong khu đã hư hỏng để phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng; xây dựng phương án tái định cư Di dời số hộ dân sống trong ấp Tha la, xã Định Thành, vận động người dân cùng chung tay bảo vệ, giữ vững diện tích rừng - mảng xanh môi trường và góp phần quan trọng bảo vệ lòng hồ Dầu Tiếng.

Sau khi khảo sát thực tế công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng tại rừng phòng hộ Núi Cậu. Lãnh đạo Tỉnh đánh giá cao công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy chữa cháy trên địa bàn huyện Dầu Tiếng, nhất là công tác tuyên truyền, vận động người dân cùng chung tay bảo vệ, giữ vững diện tích rừng - mảng xanh môi trường và góp phần quan trọng bảo vệ lòng hồ Dầu Tiếng.

                                                                           Lê Văn Việt (CVP Sở Nông nghiệp và PTNT)

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÌNH DƯƠNG
image banner
image banner