Kỹ thuật trồng cây đinh lăng
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 3530

Hiện nay, ở một số địa phương, bà con nông dân hoặc các trang trại đã biết trồng cây đinh lăng với số lượng lớn vì hiệu quả kinh tế cao.

Cây Đinh lăng (Polyscias fruticosa) thuộc họ Ngũ gia bì, trồng không quá khó. Loài cây này là một loại dược liệu quý bởi con người có thể sử dụng được toàn bộ cây từ rễ, củ, cành và lá để làm thuốc trị Bệnh, bồi bổ sức khỏe và làm gia vị cho các món ăn như gỏi cá, thịt chó...

Cây đinh lăng gồm có: đinh lăng lá tròn (Polyscias balfouriana Baill), đinh lăng trổ( Đinh lăng viền bạc), đinh lăng lá to (Đinh lăng ráng Polyscias filicifolia (Merr) Baill, đinh lăng đĩa (Polyscias scutellarius (Burm f) Merr), đinh lăng rang (lá 2 lần kép, thân màu xám trắng, tên gọi khác là Polyscias serrata Balf).

Đinh lăng nếp là loại lá nhỏ, xoăn, thân nhẵn, củ to, rễ nhiều và mềm, vỏ bì dày cho năng suất cao và chất lượng tốt, đây là loại hay được chọn để làm giống.

Đinh lăng tẻ là loại lá sẻ thùy to, vỏ thân xù xì, màu xanh nhạt, củ nhỏ, rễ ít và cứng, vỏ bì mỏng, năng suất thấp. Loại này người dân không nên trồng.

Chọn giống đinh lăng

Chọn cành bánh tẻ hoặc phần ngọn của cây có màu nâu nhạt, chặt ra từng đoạn 25-30cm (dùng dao sắc để chặt, tránh bị dập hai đầu) không nên trồng cả cành dài vừa làng phí giống vừa khó chăm sóc.

Thời vụ, mật độ, làm đất đào hố và bón lót

Cây đinh lăng có thể trồng quanh năm nếu chủ động nước, thường đầu mùa mưa trồng là tốt nhất. Khoảng cách trồng: 40 x 50cm hoặc 50 x 50 cm. Mật độ 40.000 đến 50.000 cây/ha.

Nếu trồng theo hố: Đất phải được cày bừa, làm đất tơi. Hồ đào kích thước 20 x 20 x 20cm, nếu ở vùng đồi phải cuốc hốc sâu 20cm, đường kính hố 40cm.

Trường hợp Trồng theo hàng: Làm luống rộng 60cm, cao 25 – 30cm, đào hốc thành hai hàng lệch nhau, cây cách cây 50cm.

Bón lót phần cho hố trồng: Mỗi hecta bón lót 10 – 15 tấn phân chuồng, 400 – 500 kg phân NPK 20.20.15, bón toàn bộ lượng phân lót, sau khi trộn đều với lớp đất mặt cho vào hố. Chuẩn bị trước khi trồng 10 – 15 ngày.

Kỹ thuật trồng

Trồng bằng hom giống: Hom giống được chọn những cành khỏe, cành bánh tẻ, cành vừa hóa nâu, sau đó cắt từng khoảng dài 20cm để làm hom giống, khi trồng đặt hom giống cách nhau 50cm, đặt nghiêng hom theo chiều luống, giữa các hom bón lót bằng phân chuồng 4kg/sào và 20kg phân NPK (tránh bỏ phân sát hom giống), sau đó lấp hom, để hở đầu hom trên mặt đất 5cm. Khi trồng xong, phủ rơm rạ hoặc bèo tây lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp.

Trồng bằng cây giống: Sau khi xé túi bầu, cây giống đặt giữa hố trồng, lấp đất, dùng tay nén đất xung quanh túi bầu và sau khi trồng xong, phủ rơm rạ lên mặt luống để giữ độ ẩm và tạo mùn cho đất tơi xốp.

Nếu đất khô, phải tưới nước ngập 2/3 luống hoặc tưới nước đảm bảo độ ẩm cho đất trong vòng 25 ngày nhưng không được để ngập nước, còn nếu trời mưa liên tục phải thoát nước ngay để tránh thối hom giống.

Chăm sóc cây sau khi trồng

Về nước tưới: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh... để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.

Cần cắt tỉa, dọn dẹp cho cây

Từ năm thứ 2 trở đi cần tỉa bớt lá và cành, mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9.

Mỗi gốc chỉ để 1 – 2 cành to, tập trung dinh dưỡng nuôi cành chính và củ đinh lăng. Làm cỏ kịp thời. Bón thúc vào tháng 8 – 9 dương lịch, vun đất phủ kín phân bón, để cây có điều kiện phát triển mạnh vào năm sau. Trồng từ 3 năm trở lên mới thu hoạch. 

Quản lý đồng ruộng: Kiểm tra thường xuyên tình trạng đồng ruộng, dụng cụ phun thuốc và các bao gói, vệ sinh dụng cụ và xử lý nước thải khi vệ sinh dụng cụ phun thuốc, phòng ngừa khả năng gây ô nhiễm đất trồng và môi trường vùng sản xuất.

Bón phân cho cây

Năm đầu vào tháng 6 – 7 dương lịch sau khi làm cỏ, bón thúc 10kg urê/sào bằng cách rắc vào hố cách gốc 20cm rồi lấp kín.

Cuối năm thứ 2 vào tháng 9 dương lịch sau đợt tỉa cành, bón thêm phân chuồng 5 – 6 tấn/ha và 250 – 300kg NPK 20.20.15 + 100kg Clorua kali. Bón thúc vào hố cách gốc 20 – 30cm, vun đất phủ kín phân bón, để cây có điều kiện phát triển mạnh vào năm sau.

Các năm tiếp theo, lượng phân cũng như năm thứ 2 nhưng cần bổ sung thêm các loại phân bón qua lá để tăng thêm hàm lượng vi lượng cho cây.

Phòng trừ sâu bệnh cho cây đinh lăng

Đối tượng sâu bệnh hại trên cây chủ yếu là sâu cuốn lá, sâu xanh,… Có thể dùng thuốc hoặc bắt bằng tay vào sáng sớm hoặc chiều mát. Sử dụng các thuốc sinh học như Biocin luân phiên với thuốc Sherpa, Sherzol, Secsaigon để phun cho cây. Lưu ý: Đây là cây trồng làm thuốc nên chỉ sử dụng thuốc sinh học để phun cho cây mà không dùng các loại thuốc trừ sâu độc hại.

Thu hoạch và bảo quản

Lá: Khi chăm sóc, người trồng cần tỉa bớt lá chỗ quá dầy. Khi thu vỏ rễ, vỏ thân , người thu nên thu hoạch lá trước, sau đó mới chọn hom giống. Lá thu được đem hong gió cho khô là tốt nhất (âm can), cuối cùng sấy cho thật khô. 
Vỏ rễ, vỏ thân: Người nông dân có thể thu hoạch vào cuối thu năm thứ 2 (cây trồng 5 năm có năng suất vỏ rễ vỏ thân cao nhất). Rễ và thân câycần được rửa sạch đất cát, cắt rời rễ lớn, hong gió một ngày cho ráo nước (giúp bóc vỏ dễ hơn) để riêng từng loại vỏ thân, vỏ rễ sau khi bóc. Rễ nhỏ có đường kính dưới 10mm không nên bóc vỏ, loại đường kính dưới 5mm nên để riêng. Rễ cần được phơi, sấy liên tục đến khi khô giòn. 
Phân loại: Loại I là vỏ, rễ cây loại có đường kính (lúc tươi) từ 10mm trở lên. Loại II là vỏ thân và vỏ rễ có đường kính dưới 10mm (vỏ thân gần gốc dày trên 2mm). Loại III là các loại rễ và vỏ thân mỏng dưới 2mm./.

Tổng hợp đăng - Đoàn Thành Lừng

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÌNH DƯƠNG
image banner
image banner