image banner
Tình hình sâu bệnh gây hại cây trồng trong qúy II và dự báo, biện pháp phòng trừ sâu bệnh quý III
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 322

Dịch hại trên các loại cây trồng quý II, cụ thể như sau: - Cây Lúa vụ Hè Thu: sinh vật gây hại chủ yếu: ốc bưu vàng, sâu cuốn lá nhỏ, rầy phấn trắng, bệnh đạo ôn...mức độ nhiễm nhẹ;

- Cây rau: sinh vật gây hại chính là sâu xanh, bọ trĩ, bọ phấn, bọ nhảy, rầy rệp các loại, bệnh đốm phấn, bệnh sương mai, bệnh thán thư, bệnh thối nhũn mức độ nhiễm nhẹ-TB;

Cây ăn trái: sinh vật gây hại chủ yếu là nhện đỏ, ruồi đục trái, rầy rệp các loại, rầy chổng cánh, sâu đục trái, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, bệnh nấm hồng, bệnh xì mủ thân, bệnh vàng lá gân xanh ..., mức độ nhiễm nhẹ-TB;

Cây cao su: sinh vật gây hại gồm có các đối tượng như bệnh khô miệng cạo, bệnh nứt thân xì mủ...mức độ nhiễm nhẹ-TB;

 - Cây điều: sinh vật gây hại chủ yếu sâu đục thân, cành, bọ xít muỗi, sâu đục trái, sâu ăn bông, bệnh thán thư, bệnh khô cành..., mức độ nhiễm nhẹ-TB;

- Cây tiêu: sinh vật gây hại chủ yếu tuyến trùng, rệp sáp, bệnh thán thư, bệnh chết nhanh, chết chậm, mức độ nhiễm nhẹ-TB;

Cây khoai mì: chủ yếu là nhện đỏ, rầy phấn trắng, rệp sáp, bệnh khảm lá mức độ nhiễm nhẹ-TB.

Nhận xét: Tình hình sinh vật gây hại trên các cây trồng như cây ăn trái, cây cao su giảm so với cùng kỳ, mức độ nhiễm nhẹ-trung bình; sâu bệnh trên cây rau, cây điều, cây tiêu, cây khoai mì tăng nhẹ so với cùng kỳ, mức độ nhiễm nhẹ-TB. Do thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng tạo điều kiện nhóm chích hút (rầy rệp, nhện đỏ, bọ trĩ, bọ nhảy, bọ phấn trắng…) phát triển làm tăng diện tích nhiễm bệnh trên các loại cây trồng như: cây rau, điều, tiêu, khoai mì. Tuy nhiên, nông dân đã chủ động áp dụng quy trình kỹ thuật quản lý dịch hại tổng hợp trên các loại cây trồng, dịch hại không lây lan trên diện rộng.

II. DỰ BÁO VÀ ĐỀ NGHỊ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH THỜI GIAN TỚI

Cây lúa: Lúa vụ Thu Đông- Mùa: hiện đang chuẩn bị xuống giống, lưu ý theo dõi phòng trừ OBV, bọ trĩ, sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu; bệnh đạo ôn …

+ Đối với rầy nâu: khuyến cáo nông dân thường xuyên thăm đồng thường xuyên,   theo dõi bẫy đèn để xuống giống né rầy và phát hiện rầy di trú, áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) như sử dụng các giống lúa kháng rầy, gieo cấy với mật độ vừa phải, bón phân cân đối. Khi phát hiện có rầy nâu di trú đến với mật số 2-3 con/tép nên phun thuốc trừ rầy đặc trị theo các nhà sản xuất.Có thể sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Abamectin, Buprofezin…Khi phun thuốc theo nguyên tắc “ 4 đúng” đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách.

+ Đối với bệnh đạo ôn để phòng trừ hiệu quả, bà con nông dân áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp như nên sử dụng giống lúa xác nhận, giống có tính “kháng bệnh”, gieo sạ với mật độ thích hợp 80-100 kg/ha, bón phân cân đối NPK, không bón thừa đạm, thường xuyên thăm đồng để phát hiện bệnh sớm. Khi phát hiện có bệnh đạo ôn nên phun trị bằng các loại thuốc gốc Hexaconazole, Tricyclazole, Isoprothiolane…. Khi phun thuốc theo nguyên tắc “ 4 đúng” đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng lúc và đúng cách.

Cây rau: lưu ý sinh vật hại như nhóm chích hút (bọ nhảy, rầy rệp các loại, nhện đỏ, bọ trĩ...); bệnh thán thư, bệnh sương mai, bệnh chết rạp cây con, bệnh khảm lá virus, sâu vẽ bùa, sâu xanh, sâu đục trái ...trên rau, đậu các loại.

+ Đối với nhóm bệnh đốm phấn, bệnh sương mai, thán thư....: khuyến cáo nông dân thăm vườn thường xuyên, luân canh với cây trồng khác, tiêu hủy xác lá cây bệnh, lên luống cao, thoát nước tốt không để ứ đọng nước lâu khi tưới tiêu đặc biệt là trong mùa mưa, tránh để các lá gốc tiếp xúc đất. Trước khi trồng cần tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục và chế phẩm nấm Tricoderma có tác dụng hạn chế sự phát triển của mầm bệnh. Bón phân cân đối, tăng cường bón lân và kali, tránh bón thừa phân đạm.Ưu tiên sử dụng bảo vệ thực vật (BVTV) có nguồn gốc sinh học, thảo mộc, thuốc BVTV ít độc thuộc nhóm  3,4.

Cây khoai mì: Bệnh khảm lá virus tiếp tục gây hại trên vùng trồng sắn trên địa bàn tỉnh. Lưu ý các đối tượng nhện đỏ, rầy phấn trắng,... gây hại trên khoai mì giai đoạn phát triển thân lá - phát triển củ.

+ Đối với bệnh khảm hại khoai mì: Khuyến cáo nông dân không trồng các giống khoai mì bị nhiễm bệnh khảm lá, đồng thời tiêu hủy các diện tích bị nhiễm bệnh khảm lá nặng nhằm hạn chế bệnh lây lan sang các diện tích mới. Áp dụng theo quy trình phòng trừ bệnh khảm của Cục Bảo vệ thực vật để hạn chế thấp nhất khả năng lây lan của bệnh. Sau thu hoạch cần vệ sinh vườn, dọn sạch tàn dư đem tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh.

Cây cao su: cần lưu ý chủ yếu: bệnh nấm hồng, khô miệng cạo...

Đối với bệnh nấm hồng: Phải xây dựng hệ thống thoát nước cho mùa mưa, để giảm bớt ẩm ướt trong vườn cây, hạn chế bệnh phát sinh, phát triển.Thường xuyên vệ sinh cắt tỉa bỏ những cành ngang không cần thiết phía dưới tán, đặc biệt là những cành đã bị bệnh chết đưa ra khỏi vườn tiêu hủy để vườn thông thoáng, hạn chế bệnh lây lan. Phải kiểm tra vườn cây thường xuyên (nhất là các tháng trong mùa mưa và các tháng cao điểm của bệnh) để phát hiện sớm và phun trị bằng các loại thuốc có hoạt chất như Validamycine; Hexaconazole...

 Cây ăn trái: Bà con nông dân thường xuyên thăm vườn và lưu ý các đối tượng như sâu vẽ bùa, sâu đục trái, ruồi đục trái, rầy rệp các loại, rầy chổng cánh, bệnh sương mai, bệnh loét, bệnh ghẻ, bệnh nứt thân xì mủ,. ...

Đối với sâu đục trái: Tạo điều kiện cho cây ra chồi và hoa đồng loạt bằng việc cắt tỉa cành và chế độ phân bón hợp lý để tăng sức khỏe cho cây; Cắt tỉa cành tạo sự thông thoáng cho vườn; Đem đốt để diệt sâu còn hiện diện trong trái; Sử dụng nước vôi 1% tiêu diệt nguồn sâu; sử dụng biện pháp bao trái; Khi có quả non, nếu phát hiện thấy quả bắt đầu có triệu chứng bị hại (vỏ quả có u nhỏ) thì có thể phun thuốc có hoạt chất Chlorantraniliprole + Thiamethoxam, Emamectin benzoate + Matrine…..kết hợp dầu khoáng để tang tính hiệu quả trong phòng trừ.

Đối với bệnh loét ghẻ trên cây có múi: Thu dọn sạch tàn dư, bộ phận bị bệnh trong vườn đem đi tiêu hủy;  Trồng cây con sạch bệnh, dụng cụ làm vườn nên khử trùng bằng Javel; Bón phân cân đối. Trồng các cây chắn gió xung quanh vườn hoặc xen kẽ các hàng cây; có thể phun trị bệnh bằng các loại thuốc có hoạt chất Kasugamycin…

Nguyễn Thị Hà - Chi cục Trồng trọt và BVTV

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÌNH DƯƠNG
image banner