Diễn biến tình hình bệnh Dịch tả heo Châu Phi đến 16 giờ ngày 02-06-2019 trên đại bàn tỉnh Bình Dương
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 151

Tình hình chung

Hiện nay, bệnh đang xảy ra tại 3.464 xã thuộc 335 huyện của 52 tỉnh, thành phố trong cả nước với tổng số heo bị bệnh buộc phải tiêu hủy là 2.136.959 con.

Có 111 xã thuộc 60 huyện của 24 tỉnh, thành phố đã qua 30 ngày không phát sinh thêm heo mắc bệnh và tổng số heo mắc bệnh và bị tiêu hủy tại các ổ dịch cũ này là 25.680 con.

Ngoài ra có 43 xã thuộc 14 tỉnh có dịch bệnh đã qua 30 ngày nhưng sau đó lại phát sinh heo bệnh trở lại.

Trên đại bàn tỉnh Bình Dương

Huyện phú giáo là địa bàn xuất hiện dịch đầu tiên vào ngày 20/5/2019 với 02 hộ/trại chăn nuôi thuộc ấp Kỉnh Nhượng và ấp Bưng Riềng, xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo; tổng số heo chết và buộc phải tiêu hủy là 1.004 con.

Trong công tác phòng chống, ngăn ngửa dịch lây lan, ngày 22/05/2019, UBND huyện Phú Giáo đã ban hành Quyết định số 144/QĐ-UBND về việc công bố bệnh DTHCP trên địa bàn xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương.

Đến 16 giờ ngày 02/06/2019,  có tổng cộng 20 hộ/trại chăn nuôi có heo chết bất thường trên địa bàn 05 xã Vĩnh Hòa, Tam Lập, thị trấn Phước Vĩnh, xã Phước Hòa, An Thái thuộc huyện Phú Giáo. Tổng số heo buộc phải tiêu hủy là 3.145 con với tổng trọng lượng là 275.590 kg.

Trong ngày 02/06/2019, các chốt kiểm dịch trên địa bàn huyện Phú Giáo đã kiểm tra được 114 phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật.

Tại thị xã Tân Uyên: Ngày 24/05/2019, tiếp tục phát hiện 01 trường hợp bệnh DTHCP ở 01 hộ chăn nuôi heo rừng lai tại ấp 3, xã Hội Nghĩa với tổng số heo buộc phải tiêu hủy là 47 con với tổng trọng lượng 910 kg.

Huyện Bắc Tân Uyên: Cuối ngày 31/05/2019, đã ghi nhận 01 trường hợp bệnh DTHCP ở 01 hộ chăn nuôi heo rừng lai tại ấp Đồng Sặc, xã Bình Mỹ; đồng thời trước đó cũng đã phát hiện 01 hộ chăn nuôi heo rừng lai khác ở ấp 3, xã Tân Bình có hiện tượng heo chết bất thường.

Đến ngày 01/06/2019, tổng số heo buộc phải tiêu hủy là 50 con với tổng trọng lượng 2092 kg.

Trong công tác chỉ đạo điều hành ngành nông nghiệp

Chi cụ Chăn nuôi Thú y và thủy sản đã tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh ban hành Quyết định về việc ban hành Quy định tạm thời mức hỗ trợ thiệt hại do bệnh Dịch tả heo Châu Phi trên địa bàn tỉnh Bình Dương trên cơ sở góp ý của Sở Tư pháp, Sở Tài chính.

Thường xuyên cung cấp thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Khó khăn trong công tác phòng chống dịch

Trên địa bàn tỉnh hiện có rất nhiều tuyến đường giao thông phát triển rộng khắp, do đó khi phát hiện ổ dịch xảy ra thì việc lập các chốt kiểm dịch để kiểm soát heo ra vào vùng dịch rất khó, và cần phải bố trí nhiều chốt kiểm dịch nên thiếu nhân lực tham gia, đặc biệt là nhân viên thú y.

Việc hỗ trợ tiêu hủy đối với một số trang trại tư nhân có quy mô chăn nuôi lớn đòi hỏi phải có quỹ đất chôn hủy rộng, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường; lực lượng tham gia tiêu hủy heo phải đông, đủ sức khỏe và có chế độ hỗ trợ phù hợp.

Vẫn còn nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ có nhận thức về phòng chống dịch rất kém, không thực hiện vệ sinh tiêu độc thường xuyên, không chăn nuôi an toàn sinh học, không dừng sử dụng thức ăn thừa…

Ngoài ra tại địa phương một số xã, phường, thị trấn chưa quan tâm đúng mức đến công tác phòng chống bệnh.

Một số kiến nghị và phương hướng

Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cần tích cực chỉ đạo, triển khai công tác phòng chống bệnh DTHCP đến toàn bộ hệ thống chính trị tại địa phương; đặc biệt là Ủy ban nhân các xã, phường, thị trấn.

Xây dựng phương án chi tiết, cụ thể để hành động khi có bệnh DTHCP xảy ra, tránh trường hợp lúng túng, bị động.

Ban Chỉ huy quân sự các huyện, thị xã, thành phố cần bố trí lực lượng thường trực, sẵn sàng tham gia hỗ trợ tiêu hủy heo số lượng bất kỳ khi nào có đề nghị của cơ quan Thú y.

Tiếp tục tổ chức thông tin tuyên truyền về công tác phòng bệnh DTHCP đến người chăn nuôi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe đàn vật nuôi, khi phát hiện heo chết bất thường xảy ra ở địa phương khác sẽ tổ chức lấy mẫu xét nghiệm để có biện pháp giải quyết kịp thời.

Cập nhật tình hình bệnh DTHCP trên địa bàn toàn tỉnh.

Bố trí cán bộ, phương tiện, vật tư sẵn sàng thực hiện các hành động ứng phó theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Tăng cường kiểm tra việc giết mổ trái phép, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc.

Kịp thời báo cáo tình hình dịch bệnh cho cơ quan cấp trên./.

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÌNH DƯƠNG
image banner
image banner