image banner
Tổng kết Đề án Phát triển nông nghiệp đô thị vùng phía Nam tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020
0:00 / 0:00
Giọng nữ Ngọc Hoa
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 86

Ông Mai Hùng Dũng-PCT Thường trực UBND tỉnh trao bằng khen cho các cá nhân tiêu biểu tại Hội nghị tổng kết Đề án

 Nông nghiệp đô thị có bước phát triển trong những năm gần đây, chủ yếu ở các thành phố, thị xã vùng phía Nam của tỉnh, nhiều mô hình mang tính đặc trưng cho nông nghiệp đô thị đã và đang phát triển, đạt hiệu quả cao cả về kinh tế - xã hội và môi trường (các mô hình trồng rau thực phẩm, gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh, nuôi thủy sản…). Đến cuối năm 2023 tổng diện tích các mô hình trồng trọt theo hướng nông nghiệp đô thị đạt 964,5 ha, đối với vật nuôi, có khoảng 2.870 hộ đầu tư để nuôi cá cảnh, cá sấu, ba ba, chim cảnh. Ngoài ra, vùng Nam Bình Dương hiện có 02 loại trái cây đặc sản nổi tiếng cả nước là măng cụt Lái Thiêu và bưởi Bạch Đằng; đây là những tiền đề để nông nghiệp đô thị vùng Nam Bình Dương nói riêng và tỉnh Bình Dương nói chung tiếp tục phát triển bền vững.

          Với mục tiêu phát triển nông nghiệp đô thị Bình Dương với nhiều loại hình; phát triển chuỗi giá trị một cách bền vững; trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiếp tục đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa các loại hình sản xuất nông nghiệp đô thị, kết hợp nông nghiệp truyền thống với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm sản xuất ra theo hướng an toàn, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và mức độ an toàn của sản phẩm; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, công nghiệp chế biến và quá trình đô thị hóa. Ngày 25/11/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 3265/QĐ-UBND Phê duyệt báo cáo Đề án Phát triển nông nghiệp đô thị vùng phía Nam tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT - Trần Thanh Nam thăm Làng nghề Tương Bình Hiệp

  Với định hướng như trên, nông nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển theo đúng định hướng, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ngày càng được nâng cao; cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất hàng hóa có giá trị và hiệu quả cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, tỷ trọng ngành chăn nuôi tiếp tục tăng trong cơ cấu nông nghiệp chung của tỉnh,...

  Đến cuối năm 2023, đạt được một số kết quả khả quan như sau:

  1. Tổng giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có tốc độ tăng trưởng ổn định, đạt 3,0%/năm, tương đương với tốc độ tăng trưởng chung của cả nước (3,0%/năm). Cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất với 98,5% giá trị toàn ngành; tỷ trọng lâm nghiệp và thủy sản không đáng kể, lần lượt là 0,8% và 0,7%.

  2. Tiếp tục cơ cấu lại ngành theo hướng sản xuất ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ. Diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 19.742ha; cây lâu năm đạt 142.346ha. Tổng đàn heo 935.889 con; tổng đàn gia cầm trên 13,2 triệu con (Trong năm đã cung cấp ra thị trường trên 292 ngàn tấn thịt các loại, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài tỉnh).

  3. Diện tích ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt khoảng 7.116ha. Có khoảng 580ha sản xuất trồng trọt theo hướng hữu cơ, trong đó có 187ha đã được chứng nhận.

Chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tiếp tục phát triển với 148 trang trại đầu tư chăn nuôi gà giống, gà đẻ trứng và gà thịt với tổng đàn trên 8,1 triệu con, chiếm 68% tổng đàn;

 chăn nuôi heo thịt, heo giống chất lượng cao có 260 trang trại với tổng đàn gần 681 ngàn con, chiếm 74% tổng đàn... 

  4. Tỷ lệ sử dụng giống mới có năng suất, chất lượng cao đạt trên 90%. 100% diện tích canh tác cây lâu năm được cơ giới hóa trong khâu làm đất, chăm sóc; khoảng 90% đàn gia súc, gia cầm được nuôi quy mô trang trại.

  5. Đã cấp 27 mã vùng trồng/17 cơ sở; 16 mã cơ sở đóng gói/13 cơ sở.

  6. Có 462 tổ chức/cá nhân đã được đánh giá chứng nhận VietGAP, GlobalGAP, trong đó 150 tổ chức/cá nhân được hưởng chính sách hỗ trợ.

  7. Chương trình OCOP đã đạt được nhiều kết quả tích cực: Đã công nhận 143 sản phẩm OCOP/73 chủ thể (Trong đó 10 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao).

  8. Duy trì 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng cao chất lượng các tiêu chí. 37/38 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao; 50% huyện, thị đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới .

  9. Duy trì tỷ lệ che phủ cây lâm nghiệp và cây lâu năm đạt 57,5%.

  10. Tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%. Trong đó, sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn Quốc gia là 97,47%.

  11. Hình thành các điểm du lịch sinh thái vườn ở các địa phương như: Thuận An có vườn cây ăn trái Lái Thiêu, Tân Uyên có vườn bưởi Bạch Đằng, Thủ Dầu Một có các vườn trái cây ở phường Tân An với các điểm nhà vườn phục vụ khách, xã Phú An, thị xã Bến Cát mới đưa vào khai thác điểm tham quan Vườn của Ngoại, chuyên phục vụ các chương trình giáo dục cho các cháu mầm non, thiếu nhi đến tham quan dã ngoại, học tập trải nghiệm.

  12. Các mục tiêu cụ thể của Đề án được ngành chủ động phối hợp với Sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện và đạt được kết quả như sau:

  (1) Diện tích trồng các loại cây xanh khoảng 1.298ha.

Ông Nguyễn Văn Lợi - Bí thư tỉnh ủy phát động Tết trồng cây tại Bệnh viện 1500 giường tỉnh Bình Dương

(2) Ổn định diện tích cây ăn quả 1.787 ha kết hợp với phát triển du lịch sinh thái.         

  (3) Hình thành vùng sản xuất rau an toàn, ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 153 ha.

  (4) Nâng quy mô loại hình trồng nấm lên 10 ha.

  (5) Diện tích loại hình gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh khoảng 66ha.

  (6) Nâng quy mô nuôi cá cảnh các loại lên trên 01 triệu con.

  (7) Quy mô vùng nuôi cá giống, cá thương phẩm và thủy đặc sản ở ven các sông Đồng Nai, Sài Gòn và Thị Tính khoảng 80 ha.

  (8) Phát triển một số loại hình chăn nuôi phù hợp với nông nghiệp đô thị, ít gây ô nhiễm môi trường như: Cá cảnh, ba ba, nhím...

  (9) Giảm nhanh quy mô đàn một số vật nuôi có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường tại các khu vực đô thị như: Bò, heo, gà, vịt…

  13. Đẩy nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới:

  - Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp. Giai đoạn 2016 - 2023, đã triển khai 04 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, 03 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

  - Hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với 02 nhãn hiệu tập thể Hoa lan Đất thủ cho Hợp tác xã sản xuất - thương mại - dịch vụ Hoa Lan Đất Thủ (Năm 2016) và Rau Thạnh Hội cho Hội nông dân xã Thạnh Hội (Năm 2021).

  - Tổ chức trên 600 mô hình, điểm trình diễn sản xuất ứng dụng công nghệ cao để chuyển giao nhân rộng cho người dân.

  - Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các Dự án “Xây dựng chuỗi sản xuất rau an toàn vùng phía Nam tỉnh Bình Dương giai đoạn 2020 - 2022” và “Phát triển vườn cây ăn quả đặc sản gắn với du lịch sinh thái vùng phía Nam tỉnh Bình Dương”; Đề án "Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng đến năm 2025”; Dự án “Hình thành vùng sản xuất và cung ứng các loại sinh vật cảnh vùng phía Nam Bình Dương giai đoạn 2018 - 2022”; Đề án “Phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020 - 2030”; Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

  14. Đào tạo và bố trí lao động. Hình thành và nâng cấp chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp an toàn:

  Trong giai đoạn 2016 - 2020, tổng số lao động nông thôn được học nghề là 8.721 người (Nhóm nghề nông nghiệp 1.918 người, nhóm phi nông nghiệp 6.803 người) với tổng kinh phí là 21,3 tỷ đồng. Tỷ lệ lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề có việc làm sau đào tạo, có thêm việc làm mới hoặc tiếp tục làm công việc cũ nhưng nâng cao năng suất, tăng thêm thu nhập đạt hơn 80%.

  Tổ chức liên kết chuỗi sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp tiếp tục được đổi mới phù hợp với thị trường, sản xuất hàng hóa lớn. Hiện nay, các địa phương đều có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm chủ lực đảm bảo bền vững như: Liên kết thu mua tiêu thụ gia súc, gia cầm giữa các trang trại với Công ty TNHH San Hà, Công ty CJ Vina, Công ty CP Việt Nam; liên kết thu mua, tiêu thụ các sản phẩm Cam, Bưởi với hệ thống siêu thị COOP-Mart, Công ty TNHH nông sản Đăng Khôi, Công ty TNHH Bách hóa Mộc Việt; liên kết thu mua, tiêu thụ mủ cao su của HTX cao su Nhật Hưng, Công ty TNHH Cao su Tân Thành Tài...

  15. Chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường

  Vận động các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm của Bình Dương, nhất là đối với các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP của tỉnh. Theo đó, đã vận động các doanh nghiệp tham gia các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, các khu, cụm công nghiệp, chương trình xúc tiến thương mại qua các năm và đưa các sản phẩm của doanh nghiệp lên sàn thương mại điện tử tỉnh Bình Dương với tên miền https://binhduongtrade.vn hoạt động theo mô hình B2B. Đến nay, đã hỗ trợ hơn 430 doanh nghiệp tham gia Sàn với 2.450 sản phẩm.

  Trong giai đoạn 2016 - 2023, hỗ trợ 190 lượt các cơ sở, doanh nghiệp có sản phẩm tiêu biểu qua các kỳ bình chọn tham gia 29 hội chợ, triễn lãm được tổ chức trong nước với 85 gian hàng. Các hội chợ, triễn lãm là cơ hội để các cơ sở, doanh nghiệp tham gia trưng bày giới thiệu sản phẩm, tăng cường liên kết, mở rộng giao lưu, tìm kiếm đối tác trong và ngoài khu vực nhằm đẩy mạnh xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hội chợ còn là cơ hội để giới thiệu, quảng bá hình ảnh các sản phẩm công nghiệp nông thôn, thủ công mỹ nghệ và các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Bình Dương, góp phần nâng cao hình ảnh, sức cạnh tranh của các sản phẩm.

  Nhằm giới thiệu sản phẩm và bán nông sản an toàn đến người tiêu dùng, hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản… trong và ngoài tỉnh. Góp phần quảng bá, xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản tỉnh Bình Dương. Đã phối hợp các đơn vị có liên quan vận động các Công ty, Hiệp hội, HTX, THT, Trang trại tham gia hội chợ, triển lãm bình quân 08 đợt/năm với mỗi đợt thu hút hơn 5.000 lượt tham quan như: hội chợ, triển lãm và xúc tiến đầu tư giống nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh;  Hội nghị xúc tiến đầu tư và Hội chợ - Triển lãm nông nghiệp công nghệ cao; Hội chợ Làng nghề;  “Hội thi Trái ngon - An toàn Nam Bộ”; Hội chợ - Triển lãm Festival Hoa Lan; Hội nghị Kết nối cung cầu…

 

  16. Các dự án ưu tiên đầu tư

  (1) Dự án xây dựng chuỗi sản xuất rau an toàn vùng phía Nam tỉnh Bình Dương giai đoạn 2020 - 2022

  Tổ chức 07 lớp tập huấn, 01 chuyến tham quan mô hình. Đồng thời thực hiện hỗ trợ cấp 18 Giấy chứng nhận sản xuất phù hợp tiêu chuẩn VietGAP và thiết kế bao bì mang tính nhận diện sản phẫm chuỗi, chứng minh nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm với số lượng 200kg/hộ; đồng thời hỗ trợ 5.000 tem QR code trên mỗi hộ tham gia dự án để nhận diện thương hiệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Tổng kinh phí thực hiện là 1,15 tỷ đồng.

  (2) Dự án hình thành vùng chuyên sản xuất và cung ứng các loại sinh vật cảnh

  Tổ chức 08 lớp đào tạo tập huấn và 01 chuyến tham quan học tập kinh nghiệm. Biên soạn và cấp phát 04 loại sổ tay hướng dẫn kỹ thuật với số lượng 400 quyển (100 quyển/loại sổ tay). Hỗ trợ 2.600 cây lan giống Mokara/02 hộ và 100 cây cảnh/02 hộ trên địa bàn thị xã Bến Cát; hỗ trợ hình thành 03 chuỗi cửa hàng sinh vật cảnh. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ 01 nhãn hiệu là Công ty TNHH Aquaponics Tomochan (Trồng rau, nuôi cá theo công nghệ Aquaponics). Tổng kinh phí thực hiện là 749 triệu đồng.

  (3) Dự án phát triển vùng cây ăn quả đặc sản gắn với du lịch sinh thái vùng phía Nam tỉnh Bình Dương

Tổ chức 02 lớp tập huấn, 01 chuyến tham quan mô hình. Đồng thời thực hiện hỗ trợ cấp 20 Giấy chứng nhận sản xuất phù hợp tiêu chuẩn VietGAP cho 20 hộ, đồng thời hỗ trợ 5.000 tem QR code trên mỗi hộ tham gia dự án để nhận diện thương hiệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Tổng kinh phí thực hiện là 553 triệu đồng.

          Tuy đã đạt được một số kết quả khả quan nhưng vẫn còn một số mục tiêu cụ thể của Đề án thực hiện chậm, không đạt so với mục tiêu đề ra, như: Diện tích cây ăn quả kết hợp với phát triển du lịch sinh thái; diện tích loại hình gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh; quy mô nuôi cá cảnh các loại; hình thành vùng nuôi cá giống, cá thương phẩm và thủy đặc sản ở ven các sông Đồng Nai, Sài Gòn và Thị Tính.

          Với mục tiêu tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với mô hình tăng trưởng theo 03 trục sản phẩm, phát triển với nhiều thành phần kinh tế, toàn diện và bền vững. Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu nối bộ ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất một số mục tiêu và giải pháp thực hiện cụ thể đến năm 2030 như sau:

  1. Cơ cấu ngành năm 2030: Nông nghiệp 98,0% - Lâm nghiệp 1,2% - Thủy sản 0,8%.

  2. Tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chiếm trên 30% tổng giá trị sản xuất của ngành.

  3. Khoảng 1 - 2% diện tích trồng cây ăn quả và rau chủ lực ở các vùng sản xuất tập trung đảm bảo đạt tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ và khoảng 2 - 2,5% đảm bảo theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ (Heo thịt, gà thịt) đạt khoảng 2 - 3% tổng giá trị sản phẩm chăn nuôi của tỉnh.

  4. Diện tích đất trồng nông sản thực phẩm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn GAP chiếm 20% tổng diện tích.

  5. 90% tổng số trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh đã được cơ quan thú y công nhận là cơ sở an toàn dịch bệnh.

  6. Đến năm 2025, tỉnh Bình Dương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; hoàn thành xây dựng thí điểm “Làng thông minh” trên địa bàn xã Bạch Đằng, TP. Tân Uyên. Đến năm 2030 nhân rộng mô hình “Làng thông minh” đối với các xã còn lại, phù hợp với điều kiện thực tế từng địa phương.

 

 

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÌNH DƯƠNG
image banner