Ngành Nông nghiệp Bình Dương đạt được những kết quả khả quan trong quí I năm 2024
0:00 / 0:00
Giọng nữ Ngọc Hoa
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 400

Trong quí I năm 2024, mặc dù vẫn còn gặp nhiều khó khăn do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu; bệnh Dịch tả heo Châu Phi được kiểm soát nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái phát bệnh; giá các loại sản phẩm chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi có nhiều biến động;... Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, toàn ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ động trong công tác quản lý điều hành nên nhìn chung sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn đạt được những kết quả khả quan.

          Diện tích gieo trồng Vụ Đông xuân ước đạt 5.736,5ha, bằng 98,5% so với cùng kỳ. Trong đó: Diện tích lúa đạt 1.921 ha; ngô đạt 79,1 ha; cây lấy củ có chất bột đạt 1.371 ha; cây có hạt chứa dầu đạt 116,8ha; rau, đậu, hoa cây cảnh đạt 1.854,3 ha; cây hàng năm khác 394,1 ha.

Diện tích ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt khoảng 6.617,4 ha với các loại cây trồng có giá trị như: Rau, nấm, cây ăn trái, hoa lan, cây cảnh. Diện tích sản xuất nông nghiệp đô thị khoảng 274,4 ha với các loại cây trồng chủ yếu như: Rau thủy canh, rau mầm, nấm, hoa lan, cây cảnh và hoa tết các loại. Sản xuất áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ trên các loại cây trồng khoảng 600 ha.

Tiếp tục phối hợp Cục BVTV thực hiện công tác thiết lập, quản lý, đảm bảo các điều kiện kỹ thuật đối với các vùng trồng, cơ sở đóng gói tại địa phương được cấp mã số và hướng dẫn cho các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Lũy kế đã cấp 30 mã vùng trồng/17 cơ sở; 16 mã cơ sở đóng gói/13 cơ sở. Thường xuyên kiểm tra cấp mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói; cấp 07 mã số vùng trồng/07 cơ sở mã số vùng trồng nội địa trên lĩnh vực trồng lĩnh vực trồng trọt.

Chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao tiếp tục phát triển với 150 trang trại  (tăng 02 trại so với cùng kỳ) đầu tư chăn nuôi gà giống, gà đẻ trứng và gà thịt với tổng đàn trên 8,2 triệu con, chiếm 68% tổng đàn; chăn nuôi heo thịt, heo giống chất lượng cao có 260 trang trại (Tăng 02 trại) với tổng đàn gần 703 ngàn con, chiếm 75% tổng đàn; chăn nuôi vịt thịt có 82 trang trại (Tăng 37 trại) với tổng đàn 811 ngàn con; chăn nuôi bò sữa có 01 trang trại với tổng đàn 458 con.

Trong quý I/2024, đã cung cấp cho thị trường 5.027 con trâu-bò, tương đương 402 tấn (Tăng 11,7% so với cùng kỳ); 772.716 con heo, tương đương 57.953,5 tấn (Tăng 29%); 5.882.713 con gia cầm lông, tương đương 12.651,8 tấn (Đạt 93%) và 2.964 con dê, tương đương 37,2 tấn (đạt 92,5% so với cùng kỳ).

Công tác phòng chống dịch bệnh được thực hiện tốt. Công tác tiêm phòng, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm, sản phẩm động vật ra vào tỉnh đã được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo ngăn chặn giảm thiểu khả năng lây lan dịch bệnh, sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm. Trong tháng không có dịch bệnh xảy ra. Trong quí I/2024: không xảy ra tình hình dịch bệnh trên vật nuôi. Tiếp tục thực hiện các biện pháp duy trì 13 vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đối với Cúm gia cầm, Niu - cat - xơn, Lở mồm long móng gia súc, Dịch tả heo và Dại trên chó, mèo. Thực hiện giám sát các vùng, cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh.

         Tiếp tục thực hiện công tác theo dõi diễn biến rừng và sử dụng đất lâm nghiệp. Thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra trên toàn bộ diện tích rừng tại các khu vực trọng điểm, nhắc nhở khách tham quan du lịch, các hộ sống xâm canh trong và ven rừng, những hộ buôn bán xung quanh chùa Thái Sơn (rừng phòng hộ Núi Cậu) có ý thức bảo vệ rừng, ngăn chặn kịp thời các đối tượng chặt phá, lấn chiếm đất rừng, khai thác tài nguyên rừng.

Triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 29/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống hạn nhiễm mặn và cháy rừng trong mùa khô năm 2024. Triển khai công tác PCCCR mùa khô năm 2024 và đôn đốc các chủ rừng lập phương án PCCCR. Tiếp tục cập nhật, theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng thông qua hệ thống theo dõi cháy rừng trực tuyến trên Website của Cục Kiểm lâm.

 

Kiểm tra công tác PCCCR năm 2024 tại khu vực rừng phòng hộ Núi Cậu Dầu Tiếng

Chuẩn bị công tác tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và trồng cây phân tán năm 2024.

  Theo dõi tình hình khí tượng thủy văn, mực nước các hồ chứa Quốc gia và của tỉnh. Tổ chức trực ban, thông báo diễn biến, biện pháp phòng tránh, ứng phó triều cường, xâm nhập mặn trên sông Sài Gòn; tình hình xả tràn hồ Dầu Tiếng gửi đến các địa phương trên địa bàn tỉnh. Trong kỳ xuất hiện 01 đợt triều cường ở mức cao hơn Báo động III (1,6m), đỉnh triều cao nhất trên sông Sài Gòn tại Trạm Thủ Dầu Một lúc 06 giờ 40 phút ngày 12/02/2024 đạt 1,76m (Mùng 03 tết Nguyên đán), bằng đỉnh triều cao nhất trong lịch sử quan trắc (Ngày 05/11/2022 và 21/02/2023). Xâm nhập xuất hiện từ đầu tháng 01/2024, độ mặn cao nhất tính đến thời điểm hiện tại đo được tại Bà Lụa 0,8‰, tại trạm Thủ Dầu Một 0,4‰ xuất hiện vào ngày 13/02/2024.

 

Kiểm tra độ mặn trên sông Sài Gòn

Theo dõi tình hình điều tiết nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, chống hạn trong mùa khô và tình hình sửa chữa các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Tổng diện tích được tưới bằng công trình thủy lợi vụ Đông Xuân năm 2023 - 2024 là 3.077,64 ha/3.118,51 ha, đạt 98,68% so kế hoạch.

 

Kiểm tra tình hình điều tiết nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp, chống hạn trong mùa khô ở thành phố Tân Uyên

  Thường xuyên kiểm tra, phát hiện, sửa chữa kịp thời các hư hỏng; kiểm tra, xử lý các hành vi lấn chiếm hành lang công trình; vận hành công trình theo đúng quy trình, quy phạm đảm bảo an toàn và cung cấp đủ nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp; tổ chức kiểm tra, phát hiện, xử lý kịp thời các đoạn đê bao, bờ bao bị tràn, bị bể, đảm bảo chống ngập úng trong các đợt triều cường.

  Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo phòng chống tham nhũng. Phối hợp với đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi tiến hành kiểm tra đột xuất khi phát hiện các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm quy định về quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.

  Tiếp tục tuyên truyền vận động lắp đặt đồng hồ nước cho các hộ dân. Trong tháng, đã lắp đặt đồng hồ nước tăng thêm 455 hộ, nâng tổng số hộ dân nông thôn toàn tỉnh tham gia sử dụng nước sạch sinh hoạt lên 38.731 hộ (Do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý).

Tình hình thiệt hại: Không có.

Chương trình xây dựng nông thôn mới: Tiếp tục tập trung đẩy mạnh thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu hướng tới mục tiêu xây dựng nông thôn mới thông minh, phát triển nông thôn bền vững. Nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với lộ trình phát triển đô thị; có cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và an ninh, trật tự được giữ vững. Lấy ý kiến thành viên Ban chỉ đạo đánh giá, xác nhận mức độ đạt tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023 đối với 09 xã nông thôn mới.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm: đến nay đã công nhận 143 sản phẩm OCOP/79 chủ thể (Trong đó 10 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao; 133 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 3 sao). Cấp phát số lượng 40.000 tem OCOP sản phẩm 3 sao, 4 sao cho các chủ thể.

Tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thí điểm xây dựng Làng thông minh trên địa bàn xã Bạch Đằng: Hỗ trợ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã thực hiện cập nhật thông tin lên Sàn Thương mại điện tử; xây dựng, cung cấp thông tin kết nối các sự kiện Xúc tiến thương mại; thực hiện các chương trình phát thanh, truyền hình đế tuyên truyền, quảng bá hình ảnh Bình Dương nói chung, Làng thông minh Bạch Đằng nói riêng; triển khai thu tiền sử dụng nước sạch qua ngân hàng. Chuẩn bị nội dung tổ chức Sơ kết kết quả xây dựng thí điểm Làng thông minh tại xã Bạch Đằng.

  Thành lập mới 01 hợp tác xã (HTX CN Phương Tâm, xã Hưng Hòa, huyên Bàu Bàng); giải thể 01 hợp tác xã (HTX NN CNC Green Farm, phường Lái Thiêu, TP. Thuận An). Lũy kế đến nay trên địa bàn tỉnh có 85 hợp tác xã nông nghiệp với 1.138 thành viên; vốn điều lệ là 255.746 triệu đồng; trong đó, có 69 HTX đang hoạt động và 16 HTX ngưng hoạt động.

Tiếp tục phối hợp với Viện Quy hoạch đô thị nông thôn quốc gia tích hợp các phương án phát triển các ngành - sản phẩm nông, lâm, thủy sản và Phương án phát triển thủy lợi và phòng chống thiên tai trong quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

 

Làm việc với đơn vị tư vấn hoàn thiện nội dung tích hợp trong quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

 

Lê Huỳnh Như – Phòng Kế hoạch Tài chính

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
 
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÌNH DƯƠNG
image banner
image banner