image banner
Kỹ thuật nuôi gà thả vườn lấy trứng hiệu quả
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 2025
Trên thị trường hiện nay ngoài nhu cầu về thịt gà thả vườn thì nhu cầu về trừng gả thả vườn cũng tăng mạnh.

Nuôi gà ta lấy trứng đã không còn là mô hình xa lạ hay mới mẻ gì, mô hình này đã được bà con áp dụng rất thành công, không những giúp bà con thoát nghèo mà còn có thể làm giàu.

Để nuôi thành công và đạt hiệu quả, người nuôi cần chọn lựa được giống tốt và tiến hành chăn sóc đúng quy trình kỹ thuật:

Chọn mái đẻ

Chọn mái con của mái mẹ đẻ tốt, không bị mắc bệnh, chọn những con chân cao vừa phải, đầu thanh, mắt sáng, mọc lông sớm, khoảng cách giữa xương lườn và xương chậu  để lọt bàn tay, bụng mềm mại, lỗ huyệt mọng, khoảng cách giữa hai xương chậu rộng.

Ngoài ra cần chú ý chọn giống thuần chủng của từng loài tránh chọn gà lai tạp giữa các giống khác nhau và tỷ lệ trống mái phù hợp với từng giống gà. Với gà ri, gà tàu vàng, gà ta vàng thì tỷ lệ là 1 trống 10 – 13 mái.  Với gà Mía , gà Hồ 1 trống 7 – 8 mái.

Chuẩn bị chuồng nuôi

Chuồng làm nơi cao ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Nhiệt độ thích hợp cho gà mái đẻ là 20 – 25 độ C, độ ẩm trong chuồng khoảng  70 – 75 %, nếu độ ẩm chuồng quá cao sễ khiến cho gà dễ mắc bệnh.

Diện tích chuồng đảm bảo mật độ 4 -6 con / m2.

Chuồng phải làm hệ thống lót ổ đẻ, ổ đẻ lót cao cách mặt sàn khoảng 1m vì giống gà thả vườn ưa bay nhảy. Ổ đẻ có lót lớp đệm bằng rơm hoặc lá khô, lớp đệm lót này nên thay định kỳ sau mỗi lứa đẻ.

Ánh sáng đầy đủ kích thích sự phát triển của noãn, đẩy mạnh phát triển buồng trứng và gà sẽ đẻ nhiều hơn, thông thường gà có nhu cầu chiếu sáng theo độ tuổi: gà mái 19 tuần tuổi cần 13 giờ, gà mái 20 tuần tuổi cần 14 giờ, 21 tuần tuổi cần 15 giờ và trên 22 tuần tuổi cần 16 giờ chiếu sáng. Vì vậy bà con nên thắp thêm bóng điện khoảng 2-3 giờ vào buổi tối tùy theo thời tiết cho gà, nếu trời nắng cả ngày thì thắp ít, nếu trời âm u thì thắp nhiều hơn.

Cung cấp thức ăn

Áp dụng khẩu phần ăn cho gà đẻ ngay khi chuyển gà lên chuồng đẻ, trong giai đoạn đầu cần thức ăn mới, thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng có thể cao hơn để gà tiếp tục phát triển.
Năng lượng trong khẩu phần ăn tùy thuộc vào nhiệt độ chuồng nuôi, nhiệt độ cao thì nhu cầu năng lượng thấp hơn. Protein và axit amin trong giai đoạn đẻ pha I (23-42 tuần tuổi) nhu cầu lớn hơn giai đoạn đẻ pha II (43-68 tuần tuổi).

Ở pha I mức protein và axit amin trong khẩu phần ảnh hưởng lớn đến khối lượng trứng, ở pha II sẽ kinh tế hơn nếu khống chế khối lượng trứng bằng việc giảm mức protein và axit amin trong khẩu phần thức ăn. Canxi – Photpho: nhu cầu về canxi tăng lên theo tuổi của gà và tỷ lệ đẻ. Còn mức photpho hấp thu nên giảm đi vào giai đoạn sau thời kỳ đẻ trứng. Nguyên tố vi lượng và vitamin: những thành phần này đặc biệt quan trọng trong khẩu phần thức ăn của gà đẻ trứng giống vì ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp nở và nuôi sống gà con.

Ngoài ra cần lưu ý thêm:

Để gà đẻ nhiều bà con không nên bỏ các biện pháp kích thích hocmon cho gà. Khi lượng hocmon tiết ra nhiều thì gà sẽ đẻ nhiều. Để kích thích cơ thể tiết ra hocmon bà con nên cho gà phơi nắng bởi ánh nắng mặt trời sẽ tác đọng đến tuyến yên  mà tuyến yên là nơi sản xuất hocmon. Vì vậy cho gà phơi nắng 12- 14 giờ và liên tục trong 3 tuần sẽ giúp cho gà đẻ nhiều hơn.

Bên cạnh đó cũng cần phải chú ý cung cấp đủ thức ăn cho gà. Nếu gà ốm thì không có sức và chất để đẻ nhiều trứng. Nhưng gà quá mập thì lớp mỡ sẽ lất át buồng trứng gà cũng không thể đẻ nhiều. Bà con có thể phát hiện thể trạng của gà khi quan sát vùng dọc xương sống. Nếu xương sống nhô ra là gà quá gầy, nếu lớp mỡ nhô cao hơn vùng xương sống thì gà quá mập. Chính vì vậy để gà đẻ nhiều thức ăn cung cấp cho gà không quá ít và cũng không quá nhiều. Thường bà con cho gà ăn ngày 2 lần sáng 40% lượng thức ăn và chiều 60% lượng thức ăn còn lại.

Khi quan sát nếu trứng mỏng, đẻ non thì bổ sung thêm canxi cho gà. Nếu trứng nhỏ thì bổ sung thêm chất dinh dưỡng.

Chăm sóc gà trống

Gà trống thành thục về tính sớm hơn gà mái và gà trống bắt đầu đạp mái từ 21-22 tuần tuổi.
Cần quan sát kỹ những con gà trống, loại bỏ ngay những con ngả màu, yếu, đặc biệt những con gà trống hay đậu trên nóc ổ đẻ hoặc vào nằm trong ổ đẻ, vì những con trống nhút nhát này không đạp mái chỉ gây cản trở và có thể làm bẩn, vỡ trứng trong ổ.

Cai ấp cho gà mái

Các giống gà bản địa thường đòi ấp mạnh, có những mái đẻ rất khó cai ấp mà trong thời gian đòi ấp gà sẽ ngừng đẻ vì thế mà bà con phải có kinh nghiệm cai ấp cho gà. Áp dụng kỹ thuật nuôi gà thả vườn lấy trứng thì bà con có thể làm như sau: Cho gà vào chuồng thoáng, không có ổ đẻ, cho đầy đủ thức ăn giàu protein và rau xanh. Đồng thời thả chung một con gà trống khỏe mạnh để mỗi khi gà ấp bóng bị gà trống đòi đạp xua dậy dần  dần gà sẽ quên ấp. Hoặc bà con có thể tắm nước cho gà vì khi lông ướt gà không muốn nằm và cũng sẽ quên dần việc ấp.

Khi thấy gà không nằm ấp bóng nữa thì thả về đàn cho ăn tốt gà sẽ nhanh chóng đẻ lại.

Gà thường thay lông vào khoảng tháng 7 tháng 8 hằng năm. Thời gian thay lông kéo dài khoảng 2 -3 tuần. Lông bắt đầu thay từ đầu, ngực, bụng, cánh và cuối cùng là đuôi.

Thời gian thay lông gà giảm hoặc ngừng đe. Gà đẻ tốt thời gian thay lông ngắn, gà đẻ thưa thời gian thay lông dài. Bà con quan sát để có thể loại thải mái đẻ kém./.

Tổng hợp đăng - Đoàn Thành Lừng


Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÌNH DƯƠNG
image banner