Kỹ thuật làm chuồng nuôi lợn rừng
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 785

Với giá thương phẩm cao, dễ nuôi, dễ cho ăn, sức đề kháng cao, ít bệnh và vốn. Thịt lợn rừng được nhiều người hiện nay nuôi với mô hình lớn, tuy nhiên vấn đề tiên quyết quyết định chất lượng lợn rừng là chuồng trại.

Nguyên vật liệu có thể dùng để làm chuồng: Người chăn nuôi lợn rừng có thể dùng các loại vật liệu như gạch, tre, gỗ hoặc đổ cột bê tông và quây lưới thép B40 để làm chuồng nuôi.

Địa điểm xây chuồng: Chọn những nơi cao ráo, dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh, bảo đảm chuồng nuôi luôn khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Xây chuồng lợn rừng nên chọn hướng Nam hoặc Đông Nam là tốt nhất, để tránh gió Đông Bắc thổi trực tiếp vào chuồng nuôi.

Kiểu chuồng nuôi lợn hậu bị và sinh sản

Kiểu chuồng bán tự nhiên có càng nhiều cây xanh phủ mát càng tốt, có thể kín đáo, tối nhưng không ẩm ướt. Chuồng phải được thiết kế bảo đảm vệ sinh, dễ cho ăn, chăm sóc, thoáng mát, trao đổi không khí thuận lợi, hạn chế các tác động của môi trường xung quanh.

Người nuôi nên dùng lưới thép B40 và trụ đỡ bằng sắt hoặc cọc bê tông quây thành các ô nuôi, mỗi ô khoảng 300m2, các trụ đỡ cách nhau khoảng 1,5m; chân bờ rào đào móng kiên cố và chôn sâu lưới thép B40 bằng bê tông, chốt chặt bằng cọc sắt sâu khoảng 30cm để hạn chế khả năng đào hang của lợn rừng, chiều cao của lưới thép B40 tính từ nền chuồng là khoảng 1,5m.

Mỗi ô nuôi lợn rừng xây một nhà dài có mái che, đủ ánh sáng và tránh nắng, mưa tạt, gió lùa khi lợn rừng vào trú; nền chuồng có thể láng xi măng và đổ cát, nên tôn cao hơn xung quanh 20-30cm để tránh bị đọng nước, đồng thời lót rơm hoặc cỏ khô giảm trơn trượt.

Đặc biệt, chuồng nuôi phải đào hoặc xây các hố nước, bùn nông, gần nguồn nước vì lợn rừng thích đằm mình làm mát và hay uống nước.

Chuồng nuôi lợn đẻ và mật độ nuôi

Chuồng nuôi lợn rừng sinh sản được xây theo mô hình bán hoang dã, 1 chuồng bao gồm 2 ô: 1 ô chuồng nhốt bên trong có mái che để cho lợn trú mưa, trú nắng, tránh rét vào mùa đông và 1 ô sân chơi, trong đó

Chuồng nuôi lợn đẻ

Ô nhốt bên trong: Bên trong ô nuôi lợn đẻ có 1 nhà nhỏ 4-6m2 để làm ổ đẻ cho lợn, vứt rơm khô, cành cây hoặc lá khô vào lợn sẽ tự làm ổ đẻ trong đó. Ổ đẻ cần đảm bảo cao ráo và tránh ẩm, phía bên ngoài ổ đẻ có cửa để nhốt lợn bên trong khi trời mưa gió.

Ô sân chơi: Diện tích xây dựng khoảng 5m2, sử dụng lưới B40 quây làm tường ngăn cao 1,5m, giúp tạo độ thoáng mát cho ô chuồng. Đối với ô sân chơi ta có thể láng nền xi măng cát vàng để tiết kiệm chi phí.

Chuồng nuôi lợn nái tập trung

Sử dụng để nuôi lợn nái tập trung, diện tích xây dựng khoảng 25 – 40m2/1 chuồng (bao gồm cả sân chơi) nhốt 10 – 15 con lợn nái. Quy cách xây dựng giống chuồng nuôi lợn đẻ.

Mật độ nuôi (bao gồm cả sân chơi)

Lợn rừng đực giống: 5-7m2/1con, có thể nuôi chung 3-4 con trong 1 chuồng nhưng tốt nhất tách riêng từng con, tránh lợn nhảy lẫn nhau ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục.

Lợn rừng nái: 3-4m2/1con đối với chuồng nuôi tập trung và 10 – 12m2/1 con đối với chuồng đẻ.

Lợn rừng thương phẩm: 5 – 10m2/1con.

Máng ăn và máng uống cho lợn rừng

Máng ăn và máng uống được thiết kế cố định tại phía đầu chuồng và là nơi thấp nhất, điều này giúp cho việc dọn dẹp và luôn đảm bảo vệ sinh được sạch sẽ.

Máng cần có độ cao thích hợp (12-20cm), tuỳ theo khối lượng của lợn, chiều dài của máng được thiết kế dài 1,8-2m, đáy máng rộng 20-30cm.

Loại máng xây cố định thì đáy máng phải cao hơn so với mặt nền 5-7cm để dễ thoát nước khi cọ rửa.

Ngoài ra, bên ngoài chuồng nuôi phải có hố chứa nước thải, có nắp đậy nếu cần thiết, đảm bảo vệ sinh thú y và môi trường.

Áp dụng đúng các tiêu chuẩn, kỹ thuật xây dựng chuồng trại sẽ mang lại hiệu quả trong chăn nuôi lợn rừng và góp phần mang lại giá trị kinh tế cao cho người chăn nuôi./.

Tổng hợp đăng - Đoàn Thành Lừng

Đánh giá - Nhận xét

  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BÌNH DƯƠNG
image banner
image banner